Các bước làm lễ cúng nhập trạch khi chuyển nhà

Wednesday, 16/09/2020
Đăng bởi Ngọc Huyền

Ông bà ta thường quan niệm, lễ cúng nhập trạch cũng giống như việc con cháu phải báo cáo với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà về sự hiện diện của mình với ngôi nhà mới xây cất hoặc mới chuyển đến. Vì vậy, từ xa xưa, người Việt đã hình thành tập tục này với những bước chuẩn bị và thực hiện vô cùng chu đáo.  

Có thể bạn quan tâm:

Cách chọn ngày làm lễ nhập trạch chuẩn nhất

Những điều kiêng kỵ trong ngày nhập trạch

Theo tiếng Hán Việt, nhập trạch tức là dọn vào nhà mới. Đây là một phong tục lâu đời như một cách đăng ký hộ khẩu của những người trong dương gian với các vị thần linh, gia tiên theo quan niệm “trần sao âm vậy”.

Lý giải về nét đẹp truyền thống này, cha ông ta cho rằng: “Đất có thổ công, sông có hà bá” bởi cũng giống như cuộc sống trần gian, mỗi một nơi, mỗi khu vực đều có thần linh trấn quản. Bởi vậy, khi chuyển nhà đến một nơi ở mới, gia chủ cần phải có thủ tục xin phép và trình báo các ngài rõ ràng.

Nhờ đó, cuộc sống gia đình tại nơi ở mới mới được bình yên, thuận lợi. Đồng thời, việc cúng nhập trạch cũng là dịp để xin phép được chuyển ban thờ tổ tiên, Thần tài - Thổ địa, mời các ngài đang thờ cúng tại nhà cũ đến ngự giá tại nhà mới cho gia đạo tiếp tục được phù hộ. 

Để có một buổi lễ nhập trạch trọn vẹn nhất, gia chủ cần lưu thực hiện tuần tự các bước sau:

Đầu tiên, cần đốt lò hoặc 1 chậu than và đặt ngay cửa ra vào. Đồng thời, sắp xếp đồ cúng một cách ngay ngắn, gọn gàng lên mâm lễ và chuẩn bị để chuẩn bị tiến hành thủ tục cúng nhập trạch.

Sau đó, lần lượt các thành viên trong nhà phải bước qua chậu than để khi vào nhà, bắt đầu từ gia chủ là người trụ cột trong nhà bước chân trái trước, cầm bát hương đã được nạp sẵn thất bảo chuẩn và bài vị gia tiên. Tiếp theo, những người con lại tiếp tục bước qua chậu than vầ cầm theo mộ vật may mắn trên tay để bước vào nhà.

Khi bước chân vào đến nhà, cần bật ngay điện và mở hết các cánh cửa để không khí được lưu thông, đón các luồng năng lượng tích cực để đánh thức nơi cư ngụ mới của gia đình.

Đồng thời, gia chủ cần sắp xếp lại ban thờ gia tiên, ban thờ thần phật và ban thờ Thần tài - Thổ địa sao cho ngay ngắn, quy củ như khi còn ở nhà cũ. Trong khi đó, những người còn lại phải tích cực bày mâm lễ cúng ra giữa nhà, lưu ý phải chọn đúng hướng hợp với gia chủ.

Tiếp theo, người trụ cột của gia đình (gia chủ) sẽ thắp hương và đọc văn khấn. Mọi người trong nhà cũng đứng nghiêm và khấn, vái theo gia chủ. Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ tàn tuần hương, gia chủ nên pha trà để dâng lên mâm cúng nhằm khai hỏa và tạo sức sống cho ngôi nhà mới.

Đợi tàn nhang, gia chủ phải tiến hành hóa vàng và nên lấy rượu rưới lên tro tàn. Cần giữ lại các hũ nước, muối và gạo để đặt vào ban thờ nhằm mong muốn được bề trên phù hộ cho một cuộc sống no đủ, giàu sang.

Đến đây, buổi lễ cúng nhập trạch coi như đã xong, gia chủ và các thành viên trong gia đình có thể bắt đầu cuốc sống ở nhà mới của mình.

-----------------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ: LINH PHẨM PHONG THỦY

Viết bình luận của bạn:
mess
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: