Phong Thuỷ Nhập Môn - Phần 1

Thursday, 18/01/2018
Đăng bởi Song Hà

Phong Thủy dù có thế nào suy cho cùng xét về nhân sinh quan cũng là một phần của cuộc sống, xét về kiến thức cũng là một môn học. Nhưng cũng như Toán Học, Triết học, Vật Lý học, Thần học… Phong thủy cũng chứa một khối lượng kiến thức vô cùng rộng lớn. Tùy từng góc độ nghiên cứu, khả năng ứng dụng và mong muốn hiểu biết mà khối lượng kiến thức cho từng người là nhiều hay ít. Lại như trong bất kỳ môn học nào khác, mỗi người học đều không giống nhau, có người am hiểu toán học, có người đam mê Triết học, lại có người giỏi Vật Lý, đó là một điểu hoàn toàn tất yếu và hiển nhiên, thì trong Phong Thủy cũng như vậy, những người có ngộ tính cao về Phong Thủy luôn có mức độ học tập nhanh hơn và ứng dụng hiệu quả hơn so với người có ngộ tính thấp. Nói như vậy để thấy rằng, không có ai là toàn diện và việc nghiên cứu Phong Thủy cũng mang tính chất cơ duyên rất nhiều.

Xét về cơ sở ngành Phong Thủy, cũng như Toán học bắt nguồn từ bảng cửu chương, Hóa học từ các Nguyên tố, Triết học từ các quan niệm cơ bản thế giới quan, nhân sinh quan, thì Phong Thủy cũng có cơ sở riêng của nó. Tùy vào từng nghành nhánh Phong Thủy, mà cơ sở của nó nhiều hay ít, có khi chỉ rất đơn giản mà có khi cũng rất phức tạp. Nhưng chung quy chỉ ra 4 cơ sở chính : Ngũ Hành, Bát Quaí, Thiên Can Địa Chi và Thiên Văn học cổ đại và trong bài này ta phân tích sâu về Ngũ Hành.

Ngũ hành: ngũ là năm, hành là động từ đi lại, hoạt động… hiểu xa hơn là 5 yếu tố cấu tạo hay 5 yếu tố vận động. Ngũ hành là một thuật ngữ cơ bản nhất phân chia tất cả các chủng loại vạn vật trên thế giới ra theo 5 tính chất căn cứ vào năm hành : Kim : Kim Loại, Mộc: cây, gỗ, Thủy: Nước , Hỏa: Lửa, Thổ: Đất trong đó mỗi hành mang một tính chất, đại diện cho các nhân tố riêng. Trong khi nghiên cứu, độc giả tuyệt đối không được vin vào nghĩa Hán việt của các từ này mà đánh mất đi sự nhạy cảm về môn học mà sự nhạy cảm là nhân tố vô cùng quan trọng trong khi thực hành Phong Thủy mà người ta gọi là “ cao tay “ hay “ không cao tay “. Bởi năm hành là tên gọi, còn về bản chất là việc phân chia chủng loại của vạn vật, trong đó mỗi vật có thể có 1 hoặc rất nhiều hành về nhiều khía cạnh.

Đại diện Ngũ Hành cơ bản bao gồm :

  • Sự Vật cơ bản :

Kim : Kim Loại

Mộc : Gỗ

Thủy : Nước

Hỏa : Lửa

Thổ : Đất

  • Tính chất hình dạng :

Kim : Tròn, Vòm.

Mộc : thẳng, dài

Thủy : Lượn sóng, cong queo

Hỏa : nhọn, cạnh

Thổ : Vuông vức

  • Màu sắc :

Kim : Ánh Kim, trắng

Mộc : xanh lục

Thủy : Đen

Hỏa : Đỏ

Thổ : Vàng, nâu, vàng nâu

  • Phương hướng :

Kim : Tây, Tây Bắc

Mộc : Đông, Đông Nam

Thủy : Bắc

Hỏa : Đỏ

Thổ : Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc.

  • Tính tình :

Kim : nghiêm khắc, quả quyết

Mộc : giao xảo, mưu kế

Thủy : khéo léo, khôn ngoan

Hỏa : Nóng vội, giận dữ

Thổ : Điềm đạm, bình tĩnh.

Và rất nhiều các tính chất khác đòi hỏi nghiên cứu sâu vào từng ngành học với các phép Phong Quan, Vân Quan, Tinh Quan mà Ngũ Hành là cơ sở đại diện.Qua đó ta có thể thấy, trong bất kỳ một sự vật, sự việc nào cũng có thể chứa rất nhiều hành phối hợp và hòa quyện tổng thể mà tạo nên.

Ngũ Hành cũng như bất kỳ quy luật vận động nào trên thế giới cũng có sự tác động lên lẫn nhau theo chủ quan hay khách quan, tiêu cực hay tích cực, trong quy luật này người ta lấy “ Sinh “ và “ khắc “ làm đại diện, trong đó :

Sinh : Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc

Khắc : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa

Vòng tuần hoàn cứ thê tiếp diễn mãi không ngững như quy luật cơ bản của Thái Cực Lưỡng nghi, là sự vận động cơ bản nhất của tạo hóa và tổng thể Trái Đất, ở mọi quy mô từ vi mô đến vĩ mô.

Qua đó ta có thể nhận thấy rằng, bất kỳ sự vật sự việc nào trong một tổng thể đều có sự tác đông qua lại với nhau trong đó bao gồm cả sinh và khắc, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, nếu chỉ tồn tại một phía tất bại vong, cũng như khi Thái cực chỉ còn 2 phần trắng đen rõ rệt, đó là trạng thái không tồn tại của kết cấu vũ tru nói chung và mỗi cá thể nói riêng. Họa phúc, sướng khổ, sang hèn, giàu nghèo, tốt xấu đều không nên phân biệt hoàn toàn và cũng khồn tồn tai trạng thái hoàn toàn này.Ví như người nông dân thấy người làm quan cao sang quyền quý đâu biết trong cái sang là sự cung phụng dạ vâng những người trên nữa mà chưa chắc rằng người nông dân trong trường hợp như vậy có thẻ chịu đựng được, đó là hèn trong sang. Người làm quan đến một lúc nào đó thấy được cái thú an nhàn thanh cảnh, làm việc nghỉ ngơi hút thuốc chè tươi chòi lá giữa đồng như một sự tao nhã chứa cái sang mà không đơn giản gì có được, đó là sang trong hèn.

Chung quy lại cũng để nói lên sự luân chuyển bất tật có tính 2 chiều của Ngũ Hành và tương tác giữa chúng ẩn giấu trong bất kỳ sự vật sự việc gì mà mỗi khi ta nhìn một sự vật luôn không ngừng cảm nhận các khía cạnh mà Ngũ Hành đại diện, cảm nhận sự tác động ngũ hành của sự vật với các vật chung quanh hay ngay trong bản thân sự vật đó.

( Mời Mọi người đón đọc kỳ 2 : BÁT QUÁI )

-----------------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ: LINH PHẨM PHONG THỦY

Viết bình luận của bạn:
mess
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: